Vai trò Tứ nhân bang

Bích chương kêu gọi đả đảo tứ nhân bang

Vào đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, Diêu Văn Nguyên đã đăng một bài báo trên Văn hối báo chỉ trích vở kịch Hải Thụy bị cách chức.[3] Bài báo cho rằng vở opera này thực sự là một sự miêu tả đầy thiện cảm về những nỗ lực cải cách của anh hùng quân đội Bành Đức Hoài và do đó là một cuộc tấn công công cuộc Đại nhảy vọt của Mao Chủ tịch. Mao sau đó đã cách hết quyền lực của Bành.[4][5] Bài báo được coi là tia lửa phát động cuộc Cách mạng Văn hóa.[6]

Giang Thanh sau đó đã dàn dựng các vở nhạc kịch cách mạng trong Cách mạng Văn hóa và gặp gỡ các Hồng vệ binh.[7][8]

Việc loại bỏ quyền lực của nhóm này đôi khi được coi là đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa do Mao phát động vào năm 1966 như một phần trong cuộc đấu tranh quyền lực của ông với các nhà lãnh đạo như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu BìnhBành Chân. Mao đưa vợ mình là Giang Thanh, một cựu nữ diễn viên điện ảnh mà trước năm 1966 chưa đảm nhận vai trò chính trị quần chúng nào, chuyển sang phụ trách bộ máy văn hóa của Trung Quốc. Trương, Diêm và Vương là các lãnh đạo trong đảng ở Thượng Hải, những người đã đóng vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo thành phố này ủng hộ Mao trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Khoảng thời gian Lâm Bưu qua đời năm 1971, Cách mạng Văn hóa bắt đầu mất đi động lực. Các chỉ huy mới của Quân Giải phóng Nhân dân đã yêu cầu lập lại trật tự trước tình hình nguy hiểm dọc theo biên giới với Liên Xô (xem Chia rẽ Trung-Xô). Thủ tướng Chu Ân Lai, người đã chấp nhận Cách mạng Văn hóa, nhưng không bao giờ hoàn toàn ủng hộ nó, đã giành lại quyền hành và sử dụng quyền này để đưa Đặng Tiểu Bình trở lại vị trí lãnh đạo Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ 10 năm 1973. Cùng thời điểm đó Lưu Thiếu Kỳ đã chết trong tù vào năm 1969.

Gần cuối đời Mao, một cuộc tranh giành quyền lực đã xảy ra giữa Tứ nhân bang và liên minh của Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh.